Năng lượng sinh khối

Sunday, December 11, 2005

Đưa nhiên liệu sinh học vào cuộc sống

[11.12.2005 17:59]
Xem hình

Các quốc gia láng giềng của VN như Thái Lan, Malaisia... đang tìm cách đưa biodiessel, nhiên liệu được chế tạo từ dầu thực vật vào sử dụng rộng rãi trong bối cảnh giá dầu mỏ tăng cao

Trước nguy cơ dầu thô cạn kiệt, thời gian tới Thái Lan sẽ đẩy mạnh hoạt động sản xuất và sử dụng dầu diesel sinh học (biodiesel). Trong khi đó, Malaysia sẽ cho sử dụng thí điểm biodiesel cho các phương tiện vận tải và xe tải quân đội và ngành đồn điền kể từ đầu năm 2006…

Thái Lan: 10% nhiên liệu tiêu thụ là biodiesel

Hưởng ứng lời kêu gọi mới đây của nhà vua về việc tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế, Bộ Năng lượng Thái Lan tuyên bố sẽ tăng tốc hoạt động sản xuất và sử dụng dầu diesel sinh học (biodiesel).

Theo đó, tỷ lệ biodiesel sẽ chiếm 10% tổng lượng nhiên liệu tiêu thụ tại quốc gia này trước năm 2011. Biodiesel sẽ là nguồn năng lượng thay thế dầu thô hiện có nguy cơ cạn kiệt.

Theo Phó Thư ký Thường trực Bộ Năng lượng Thái Lan, Pornchai Rujiprapa, các ban ngành liên quan sẽ họp mặt vào tuần tới bàn kế hoạch đẩy mạnh sử dụng biodiesel. Ông Pornchai cho biết thách thức lớn nhất trong sử dụng năng lượng thay thế là hạn chế về nguồn cung nguyên liệu (dầu cọ dùng sản xuất biodiesel .

Hiện nay, 150.000 tấn dầu cọ dự trữ sẽ không đủ dùng khi biodiesel được sử dụng rộng rãi.

Do vậy, Bộ Năng lượng và Bộ Nông nghiệp - Hợp tác xã sẽ phối hợp định ra các vấn đề về nguồn cung nguyên liệu.

Trong giai đoạn đầu khi đang phát triển "thói quen" dùng biodiesel, Thái Lan có thể nhập khẩu nguyên liệu.

Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra cũng cho biết chính phủ dự định đưa ra các ưu đãi thuế nhằm khuyến khích sử dụng loại nhiên liệu xanh này.

Đến nay, nông dân ở miền Bắc và miền Đông Bắc Thái Lan đã thử nghiệm dùng biodiesel chạy máy kéo loại lớn và kết quả rất đáng hài lòng.

Malaysia: Năm 2007, sử dụng biodiessel trên diện rộng

Mới đây, Bộ Công nghiệp Đồn điền và Hàng hóa Malaysia thông báo, kể từ tháng 1/1/2006, các phương tiện vận tải và xe tải quân đội hiện chạy bằng dầu diesel và ngành đồn điền ở Malaysia sẽ dùng thí điểm biodiesel.

“Nhiên liệu xanh" được dùng sẽ là loại biodiesel B5, tức là 5% dầu cọ và còn lại là dầu diesel.

Động thái này là phép đo thử nghiệm của Chính phủ trước khi “dầu xanh” được thương mại hóa hoàn toàn và sẵn sàng cho sử dụng trên diện rộng từ ngày 01/01/2007.

Trước đó ba tháng, chính phủ Malaysia đã thông báo chính sách Nhiên liệu Xanh Quốc gia. Bộ trưởng Công nghiệp Đồn điền và Hàng hoá Malaysia, Peter Chin Fah Kui, cho biết 2006 sẽ là năm thử nghiệm dùng biodiesel để xem có vấn đề gì phát sinh. Biodiesel sẽ được sử dụng trong ngành khác sau khi các bộ Công nghiệp Đồn điền và Hàng hóa, Quốc phòng và Vận tải đưa ra kết luận.

admin (Theo Vietnamnet.vn)



Cỏ lai cho thấy nguồn năng lượng Biomass dồi dào ở trong nó.

[14.10.2005 08:34]
Xem hình

Ethanol và diesel sinh học là những nhiên liệu sinh học được ưa thích hiện nay ở Mỹ nhưng nghiên cứu mới cho thấy rằng có một số những nguồn nhiên liệu sinh học mới đang dần thay thế. Miscanthus khổng lồ, một loài cỏ lai có chiều cao 13 feet (khoảng gần 4m), có thể trở thành nguồn năng lượng có giá trị như là một nguồn năng lượng rắn, những nhà nghiên cứu ở trường đại học Illinois ở Urbana-Champain (UIUC) nói.

Stephen P.Long, giáo sư ngành khoa học cây trồng và sinh vật học tại UIUC gần đây đã đưa thông điệp đó đến Hội nghị khoa học của các tiến sĩ tại Ireland, được tài trợ bởi Hiệp hội những phát minh khoa học Anh Quốc. Hai tiến sĩ là sinh viên của ông Long, Emily A.Heaton và Frank G.Dohleman, đã gửi đến những thứ họ tìm thấy về Miscanthus vào Ngày Khoa học về nông nghiệp hàng năm được tổ chức lần thứ 49 tại UIUC và có hơn 1,100 người tham dự đến từ Trung Đông.

"40% năng lượng của Mỹ được sử dụng như điện," Heaton nói. "Cách dễ dàng nhất để lấy điện là sử dụng nhiên liệu rắn ví dụ như than." Họ thấy rằng phơi khô, tước hết lá thì thân cây Miscanthus có thể được sử dụng như một nhiên liệu rắn. Loài cỏ lâu năm này thích hợp với khí hậu lạnh được trồng trong một cái ống cắm vào trong đất giống như thân cây được gọi là rễ. Nó có vụ mùa thông thường như vụ mùa ở châu Á và cùng họ với cây mía, Miscanthus rụng lá vào mùa đông khi nó cao như thân một cây tre sau đó sẽ được thu họach vào mùa xuân và bị đốt nóng để lấy nhiên liệu.

Heaton dự tính rằng nếu chỉ có 10% diện tích đất ở Illinois trồng Miscanthus, thì nó có thể cung cấp đến 50% nhu cầu điện ở Illinois. Sử dụng năng lượng Miscanthus sẽ không nhất thiết giảm chi phí năng lượng trong ngắn hạn, nhưng nó sẽ giữ lại một lượng lớn CO2 sản xuất ra môi trường.

Loài cỏ Rhizomatous như Miscanthus là những nhiên liệu sạch, Dohleman, người đang nghiên cứu về sinh vật học đã phát biểu như thế. Các chất dinh dưỡng như N2 được chuyển đến rễ để giữ lại cho đến vụ mùa sau.

Đốt nóng Miscanthus sẽ sản xuất ra lượng CO2 mà lượng này sẽ được lấy lại từ không khí khi nó được trồng. Sự cân bằng này có nghỉa là không có sự ảnh hưởng nào đến không khí bởi lượng CO2 mà trường hợp này không thể xảy ra khi chúng ta lấy nhiên liệu từ xác động vật bị phân hủy từ thời xa xưa, Heaton, người đang nghiên cứu trong ngành khoa học cây trồng nói

Miscanthus cũng là một nhiên liệu rất hiệu quả, bởi vì tỉ lệ năng lượng đầu vào ít hơn tỉ lệ năng lượng đầu ra là 0.2. Ngược lại, tỉ lệ này sẽ vượt quá 0.8 đối với ethanol và diesel sinh học từ canola là những nguồn năng lượng lấy từ những cây trồng khác.

Ngòai việc là một nguồn nhiên liệu sạch, hiệu quả và có thể tái tạo, Miscanthus rất dễ trồng. Nó giống như một loài cỏ dại, chỉ cần một ít nước và một lượng nhỏ phân bón và trồng trên những diện tích đất mà có những lòai cỏ dại khác mọc xung quanh.

ntnt (Theo renewableenergyaccess.com)

0 Comments:

Post a Comment

<< Home