Năng lượng sinh khối

Sunday, October 23, 2005

Nhiên liệu sinh học: Làn sóng của tương lai


Cập nhật: 11/10/2005

Dầu lại tăng giá. Năng lượng là tiêu điểm chính trên thế giới trong thời gian gần đây. Thế giới đã bị lệ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ, vì vậy nhiều nước trên thế giới đang tìm cách phát triển các nguồn nhiên liệu thay thế khác, trong đó phải kể đến nhiên liệu sinh học.

Những thiệt hại sau trận bão Kartrina lại làm cho vấn đề năng lượng là tiêu điểm chính trên thế giới. Giá dầu đã lên tới ngưỡng 70 đô-la một thùng trong những tuần gần đây. Nhu cầu tiêu thụ dầu bằng với khả năng sản xuất, vào khoảng 82,5 triệu thùng một ngày. Số dầu thừa để dự trữ luôn ở mức thấp, chỉ khoảng 1 đến 2 triệu thùng một ngày. ủy ban quốc gia các chính sách về năng lượng của Mỹ đánh giá nếu chỉ 4% lượng dầu cung cấp trên thế giới bị ngưng trệ bởi các trận thiên tai như cơn bão Katrina, giá dầu thô có thể lên đến 160 đô-la một thùng. Nếu như một cuộc tấn công khủng bố quy mô lớn phá hủy các cơ sở vật chất ngành dầu khí của các nước thuộc khối OPEC, hậu quả sẽ rất khủng khiếp.

Hai thập niên vừa qua đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế trên thế giới. Cùng lúc đó, sự phát triển mạnh mẽ này cũng dẫn tới nhu cầu sử dụng dầu mỏ mạnh mẽ chưa từng có, làm cho kinh tế toàn cầu cân bằng một cách mong manh.

Thế giới đã bị lệ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ, vì tính dễ sử dụng của nó. Có thể dự đoán, ô tô là phương tiện giao thông được ưa chuộng hơn cả. ở Mỹ, ô tô được quảng cáo bán trả góp không lãi suất trong năm đầu tiên! ấn Độ cũng học tập phương thức bán hàng này, và dự kiến sản lượng ô tô hàng năm sẽ đạt con số 10 triệu vào năm 2007. Và nhờ có hệ thống giao thông công cộng nghèo nàn, tỉ lệ người sở hữu ô tô hiện nay là 8 trên 1000 được dự đoán là sẽ tăng lên đáng kể trong 2 thập niên tới.

Hàng năm, nhu cầu dầu mỏ của ấn Độ đang tăng thêm 10%. Vào năm 2004, 75% trong tổng số 114 triệu tấn dầu của ấn Độ là dầu nhập khẩu, có giá 26 tỉ đô-la. Trong tương lai gần, ấn độ cần phải tìm ra một nguồn nhiên liệu mới tương tự như dầu để đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng năng lượng khác nhau.
Chúng ta cần phải tìm ra các nguồn năng lượng mới,có thể tái chế được, và đưa chúng vào sản xuất hàng loạt. Công nghệ pin năng lượng sử dụng khí hiđrô vẫn còn là chuyện xa vời. Rất nhiều nguồn năng lượng có thể tái chế được như năng lượng mặt trời, năng lượng gió hay năng lượng thủy triều vẫn còn gặp khó khăn trong việc khai thác, bởi những lý do như chi phí cao, công nghệ không phù hợp, không thể lưu trữ và sử dụng linh hoạt. Trong rất nhiều năm, nhà vật lý đạt giải Nobel George Porter và những người khác đã tranh luận rằng mặt trời là nguồn năng lượng đáng tin cậy nhất và cây xanh là nhà máy sản xuất năng lượng hiệu quả nhất, chuyển hóa ánh sáng mặt trời qua quá trình quang hợp. Qua quá trình chuyển gen, hiệu quả của quá trình quang hợp có thể tăng lên 4%. Nếu điều này xảy ra, chúng ta có thể có được nguồn nhiên liệu sinh học rẻ, dồi dào và có thể tái chế để đáp ứng nhu cầu năng lượng của chúng ta.

Đó có thể là giấc mơ của một nhà tương lai học. Nhưng hiện nay, chúng ta đã có đủ công nghệ và phương tiện để sản xuất hàng loạt những loại nhiên liệu thay thế cho dầu để sử dụng cho nhu cầu giao thông. Trong khi diện tích lãnh thổ chỉ chiếm 2.5% diện tích đất toàn thế giới, đất canh tác của ấn Độ lại chiếm 12% tổng diện tích đất canh tác trên thế giới. Việc sản xuất cồn ethanol qua sự lên men của mía, sản xuất dầu diesel sinh học từ các cây trồng như cây cọ dầu (jatropha), và việc chuyển hoá hoàn toàn các sinh khối thành cồn và các loại nhiên liệu khác với sự trợ giúp của các en-zim là 3 lựa chọn tốt nhất hiện nay. Các loại nhiên liệu từ phế phẩm sinh học sẽ được đưa ra thị trường trong vòng 3 đến 5 năm tới, nhưng cồn ethanol và dầu diesel sinh học hiện đã có trên thị trường.

Bra-xin, ấn Độ, Malaysia và Inđônêsia là các nước có điều kiện thuận lợi nhất để sản xuất các loại nhiên liệu có thể tái chế trên, với đất đai màu mỡ, nhiều ánh nắng mặt trời và mùa thu hoạch kéo dài cả năm. Bra-xin đang là nước đi tiên phong, sản xuất được 14 tỉ lít cồn từ cây mía (tương đương hai mươi vạn thùng). Luật pháp của Bra-xin qui định tất cả các loai phương tiện giao thông phải sử dụng xăng pha với 22% cồn ethanol, trong khi đó cũng có 20% các các loại xe cộ chỉ hoạt động bằng cồn ethanol. Hơn nữa, giá của cồn ethanol rất thấp, chỉ khoảng 25 đô-la một thùng (với dung tích bằng 1 thùng xăng). Chương trình này của chính phủ Bra-xin đã tạo ra gần 1triệu chỗ làm, và tiết kiệm được 60 tỉ đô-la tiền nhập khẩu dầu trong 3 thập niên vừa qua. Số tiền này lớn gấp 10 lần tổng số tiền đầu tư vào chương trình này, và gấp hơn 50 lần số tiền trợ cấp ban đầu. Các chính sách quan trọng của chính phủ Bra-xin để thúc đẩy sự bùng nổ của nguồn nhiên liệu mới này bao gồm: việc tiêu thụ được đảm bảo bởi công ty dầu khí quốc doanh Petrobras; cho các hãng sản xuất ethanol vay với lãi suất thấp; giữ giá ethanol ổn định, bằng 59% giá xăng do nhà nước qui định. Có gần 25% lượng xăng đã được thay thế bằng cồn ethanol, số cồn được sản xuất trên 5% diện tích đất nông nghiệp.

Trong bản báo cáo năm 2003, ủy ban phát triển nhiên liệu sinh học cho rằng khả năng sản xuất được 29 triệu lít cồn ethanol của ấn Độ đủ để tạo ra hỗn hợp nhiên liệu với 5% cồn cho tới kế hoạch lần thứ 12. ủy ban này cũng đề nghị phát triển trồng cây cọ dầu trên diện tích 11,2 triệu ha đất thoái hóa, đất bỏ hoang và các loại đất khác có thể canh tác. ấn Độ có thể dễ dàng đạt được tỉ lệ 20% cồn ethanol pha với xăng, và 20% dầu diesel sinh học pha với dầu diesel thường trong thập niên tới.

Để khuyến khích sự chuyển đổi này, ấn Độ cần có các chính sách và đầu tư phù hợp. Điều đó có nghĩa là cần có sự khuyến khích về thuế; trợ cấp cho việc canh tác cây trồng cho nhiên liệu sinh học, cho quá trình chế biến và cơ sở hạ tầng; đầu tư nghiên cứu công nghệ chưng cất; đảm bảo việc thu mua ethanol và dầu diesel sinh học, xóa bỏ các hạn chế trong việc chu chuyển mật đường và sản xuất nhiên liệu sinh học; nghiên cứu và phát triển nhiên liệu sinh học. Lợi ích của nhiêu liệu sinh hoc rất nhiều: an toàn năng lượng, giá nhiên liệu thấp, giảm khí các-bon-níc, tái sinh nền nông nghiệp, bảo vệ lớp đất bề mặt.

Một vài lựa chọn ít ỏi trên thế giới hiện nay lại mang đến những giải pháp cùng có lợi cho nhiều mặt. Thế giới đang chuyển hướng để ít bị phụ thuộc hơn vào dầu nhập khẩu. Với nhứng lợi thế tự nhiên của mình, ấn Độ đang nắm trong tay một cơ hội vô giá. Đã đến lúc ấn độ cần để hành động để phát triển nhiên liệu sinh học./.

(Báo Tin nhanh ấn độ 30-09-05)