Năng lượng sinh khối

Sunday, August 28, 2005

Xăng pha cồn - giải pháp tiết kiệm xăng dầu

Xăng pha cồn - giải pháp tiết kiệm xăng dầu

Trước tình hình giá nhiên liệu ngày một tăng cao, nhóm nghiên cứu tại Khoa Cơ khí - Giao thông, Đại học Bách Khoa thành phố Đà Nẵng, đã đề ra một giải pháp mới - Sử dụng cồn làm nhiên liệu cho xe gắn máy với thành phần pha trong xăng tối ưu.

Với phương án dùng cồn pha xăng, nhóm nghiên cứu cho rằng nếu pha từ 10 đến 20% cồn sinh học Athenol vào xăng thì trung bình 100 km, người sử dụng xe gắn máy chỉ mất 14.500 đồng so với 20.000 đồng khi phải dùng xăng. Không những đảm bảo về lợi ích kinh tế, người sử dụng xăng pha cồn cho xe gắn máy còn góp phần bảo vệ môi trường do nồng độ khí carbon của xăng pha cồn thải ra chỉ chiếm 52%, trong khí đó nồng độ carbon của xăng là 86,2%.

Tiến sĩ Trần Thanh Hải Tùng - chủ nhiệm đề tài - cho biết: "Khi nghiên cứu đề tài, chúng tôi muốn sử dụng cồn sản xuất trong các nhà máy trong nước và trong tương lai ngành nông nghiệp có thể tham gia sản xuất cồn. Đây là nguồn nhiên liệu dồi dào, giúp chúng ta giảm sự phụ thuộc vào sự biến động của giá dầu mỏ thế giới".

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Diệp, giảng viên Khoa Cơ khí - Giao thông, cũng cho rằng: "Nếu chúng ta dùng phương án trước mắt là pha từ 7 đến 10% cồn vào xăng thì hoàn toàn khả thi và làm được. Động cơ không bị mài mòn và không thay đổi gì cả".

Không như các loại nhiên liệu hoá thạch khác, cồn sinh học Athenon là loại nhiên liệu tái tạo được. Hiện, các nhà máy đường trong nước đều sản xuất được cồn sinh học với giá 5.000 đồng/lít. Trên thực tế đã có một số nuớc như Brazil, Canada, Mỹ... sử dụng 100% cồn sinh học Athenon hoặc pha cồn trong xăng với mức độ cho phép để sử dụng trong giao thông. Do vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng đề tài này hoàn toàn khả thi khi áp dụng vào cuộc sống.

(Theo VTV)

Tuesday, August 23, 2005

Nhiên liệu sinh học với những vấn đề về năng lượng, nông nghiệp và phân bón


Nhiên liệu sinh học (NLSH) đang là giải pháp được ưa chuộng. Người ta coi NLSH vừa là sự bảo đảm nhiên liệu trong tương lai, lại vừa là giải pháp đối với sự nóng lên của trái đất. Nhưng chương trình sản xuất NLSH có thể có những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với việc sử dụng đất, hoạt động nông nghiệp, tiêu thụ phân bón, môi trường, sự cung cấp lương thực và thương mại.

Hiện nay, thế giới tiêu thụ 436.000 BTU năng lượng/năm. Trong đó, tỷ lệ của các nguồn năng lượng như sau( theo thống kê năm 1998): dầu mỏ 40%, khí đốt thiên nhiên 22,5%, than 23,3%, năng lượng hạt nhân 6,5%, thuỷ điện 7%, sinh khối và các dạng năng lượng tái tạo khác (địa nhiệt, năng lượng mặt trời và năng lượng gió) 0,7%. Dự đoán từ nay đến năm 2030, nhu cầu năng lượng của thế giới sẽ tăng trung bình 1,8%/năm. Khi đó, sinh khối và các dạng năng lượng tái tạo khác sẽ phải tăng lên đáng kể, với mức tăng trường hàng năm là 16% trong thời gian 1998 đến 2030 thì mới hạn chế được tỷ lệ của các nhiên liệu còn lại trong tổng năng lượng được tiêu thụ.

Nhưng vấn đề là ở chỗ nếu “sinh khối và các dạng năng lượng tái tạo khác” tăng trưởng chỉ 5%/năm, liền trong 32 năm (1998-2030) cũng đã là một mục tiêu đầy tham vọng, hầu như không thể đạt được. Điều đó có nghĩa là năng lượng từ nguồn “sinh khối và các dạng năng lượng tái tạo khác” chỉ có thể giải quyết được những vấn đề quy mô nhỏ.

Sự nóng lên của trái đất

CO2 là nguyên nhân chính làm trái đất nóng lên. Mọi loại thực vật trên trái đất đều hấp thụ CO2, nhưng nếu cây cối được dùng trực tiếp làm nhiên liệu hoặc được chuyển thành nhiên liệu thì sẽ lại không sinh ra CO2 thải vào môi trường. Xét theo mặt này, NLSH là nguồn nhiên liệu cân bằng CO2 . Tuy nhiên, việc trồng cây lại tiêu tốn năng lượng để làm đất, sản xuất phân bón và thuốc trừ sâu, vận chuyển sản phẩm, vận chuyển phân bón, thuốc trừ sâu; năng lượng để sấy, nghiền hạt và biến dầu hạt thành dạng có thể làm nhiên liệu (ví dụ trong trường hợp diezen sinh học chế từ dầu thực vật). Chỉ có thể xác định cân bằng CO2 và năng lượng bằng cách đánh giá tất cả các yếu tố liên quan. Xét về lượng CO2 phát thải, NLSH rõ ràng có lợi thế (lượng CO2 do NLSH thải ra ít hơn nhiên liệu hoá thạch tới 75%), về mặt cân bằng nl, dùng NLSH cũng có lợi hơn.

Sử dụng đất

Đất trồng cây để sản xuất NLSH không được là đất trồng cây lương thực. Nhu cầu lương thực hiện nay cũng đang tăng do dân số tăng và chất lượng bữa ăn được cải thiện. Năm 1999, 12% diện tích đất toàn cầu được dùng làm đất nông nghiệp. Theo Tổ chức Nông lương quốc tế (FAO), 30 năm tới cần có thêm 200 triệu ha đất nông nghiệp mới đủ nuôi sống dân số thế giới đang ngày càng tăng. Tính chung toàn thế giới diện tích đất trồng cây lương thực trên đầu người đang giảm dần. Do đó, việc chuyển đất trồng cây lương thực sang trồng cây sản xuất NLSH là việc cực kỳ khó khăn.

Trong những năm gần đây, người ta đã áp dụng những kỹ thuật mới để nâng cao năng suất thu hoạch. Tuy nhiên, tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng mang theo những tác động tiêu cực. Một số công nghệ làm đất bị xói mòn nhanh hơn, phân hoá học và thuốc trừ sâu được sử dụng nhiều hơn đi kèm với sự ô nhiễm nước ngầm và sự kháng thuốc ở côn trùng.

Theo các nhà khoa học, với mức độ công nghệ và nhu cầu dinh dưỡng như hiện nay trái đất chỉ có thể nuôi sống tối đa 7,7 – 8,4 tỷ người. Dân số thế giới sẽ mau chóng đạt đến ngưỡng này. Theo ước tính của LHQ, năm 2055 thế giới sẽ có 10 tỷ người, có lẽ trái đất tạm thời sẽ nuôi được số dân này, nhưng với điều kiện mọi vật, mọi người đều phải hoạt động ở mức hiệu suất lý tưởng.

Riêng các nước EU có quỹ đất dự trữ, có thể trồng các loại cây lấy dầu để sản xuất NLSH trên diện tích này. Tuy nhiên, diện tích này không phải là cố định và không phải để dành riêng cho các loại cây lấy dầu. Tháng 11-2003, Ủy ban Nông nghiệp châu Âu cắt giảm diện tích đất dự trữ cho năm 2004 và 2005 từ 10% xuống còn 5% và động thái này được nông dân trồng lương thực hoan nghênh. Nếu trồng cây lấy dầu là phương sách cuối cùng đối với nông dân, rất có thể các nhà sản xuất NLSH phải đối mặt với tình hình cung cấp nguyên liệu không ổn định và cân nhắc kỹ trước khi đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến ở quy mô có hiệu quả kinh tế.

Bất kể tình hình đất dự trữ thế nào, hầu hết các nước trên thế giới đều không đủ đất trồng cây lấy dầu để tự cung cấp nhiên liệu.

Các hoạt động nông nghiệp

Cây cải dầu để sản xuất diezen sinh học thường được trồng xen canh giữa hai vụ lương thực. Đất dự trữ được trả một khoản trợ cấp nếu nó được để hoang hoá hoặc được trồng cây nhiên liệu. Nông dân ở châu Âu có xu hướng bỏ hoang các khu đất ở vùng ven (sườn đồi, khu ruộng ở xa hoặc rất nhỏ, đất hạn) hoặc đất ven các nguồn nước và gần bờ thửa. Xét về mặt kinh tế, loại đất này không thích hợp để trồng các loại cây lấy nhiên liệu như cải dầu. Tuy nhiên, có thể dùng để trồng cây làm chất đốt.

Xét về mặt kinh tế nông nghiệp, không nền trồng một loại cây trên một thửa ruộng nhiều năm liền. Ví dụ, chỉ nên trồng cải dầu 4 năm một lần trên một thửa ruộng, 3 năm còn lại trong chu kỳ có thể trồng các loại cây khác. Ví dụ đất dự trữ có diện tích cố định là 100 ha, thì chỉ nên trồng cải dầu trên 25 ha, 75 ha còn lại nên để hoang hoặc trồng các loại cây nhiên liệu khác. Cũng có thể luân chuyển diện tích đất dự trữ, năm nay có thể trồng cải dầu cả 100 ha, sang năm sẽ trồng trên 100 ha khác. Tuy nhiên, điều này có bất lợi là các loại cây khác cũng sẽ được trồng trên vùng đất ven thường dùng để dự trữ, làm chi phí sản xuất các loại cây này tăng lên.

Kết quả tính toán cho thấy, nếu trồng cải dầu làm NLSH, cần phải đạt được sản lượng cao (trên 4 tấn/ha so với sản lượng thông thường là 2.4 – 3,5 tấn/ha). Điều này còn chưa tính đến đất được dùng là đất ven nên các chi phí đầu vào khác là phân bón và thuốc trừ sâu sẽ cao. Ngoài ra, giá bán hạt cải dầu làm NLSH cũng phải cao. Nếu không có trợ cấp, việc trồng cải dầu làm NLSH hầu như không có cơ thành công.

Thị trường và thương mại

Cây cải dầu, dùng để làm thực phẩm, có một thị trường lớn, ổn định và chính thị trường này quy định giá của sản phẩm. Khi giá thị trường cao hơn giá của hợp đồng cung cấp năng lượng, nông dân có xu hướng giữ lại sản phẩm để bán làm thực phẩm. Tuy nhiên, làm như vậy sẽ không nhận được tiền trợ cấp cho đất dự trữ và còn vi phạm quy định của EU.

Tiêu thụ phân bón

Cây lấy dầu làm NLSH sẽ mở ra một thị trường phân bón mới. Mức độ sử dụng phân bón phụ thuộc vào loại đất và điều kiện tự nhiên, cây trồng trước đó, phương pháp làm đất, cách sử dụng phân bón và chế độ mưa. Năm 2005, tổng sản lượng NLSH của nước Anh ước tính 144 triệu lít (tương đương 121.000 tấn), cần 22.000 tấn phân bón (không kể lưu huỳnh). Năm 2010, ước tính tổng sản lượng NLSH của EU có thể đạt 5 triệu tấn, mức phân bón tiêu thụ lên tới gần 1 triệu tấn (kể cả lưu huỳnh). Đây là một mức tiêu thụ tương đối lớn. Tuy nhiên, trong đó có một phần dùng cho cây lương thực trên chính mảnh đất đó.

(Nguồn: CNHC)

Monday, August 22, 2005

Sản xuất điện từ rác nông nghiệp, cơ hội mới cho đồng bằng sông Cửu Long


Hội thảo Tổng kết đề tài BIWARE (Biomass and Waste Renewable Energy) ở Việt Nam được tổ chức tại Kiên Giang gần đây đã đưa ra nhiều giải pháp ứng dụng tái tạo năng lượng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

ĐBSCL mỗi năm có trung bình trên 3,5 triệu tấn trấu và 8,7 triệu tấn rơm rạ được thải ra qua quá trình sản xuất lúa. Ngoài ra, những nhà máy, cơ sở sản xuất đường trong khu vực còn thải ra có 1,53 triệu tấn bã mía. Khi sử dụng các giải pháp tái tạo nặng lượng, tất cả các loại rác, chất thải kể trên, đều có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất điện giá rẻ làm giảm ô nhiễm môi trường.

EU đã chấp thuận tài trợ một dự án tiền khả thi cho việc lắp đặt nhà máy phát điện chạy bằng nhiên liệu biogas được tạo ra từ chất thải trong sinh hoạt và dịch vụ tại Phú Quốc.

Dự kiến, dự án sẽ được khởi động trong năm nay nhằm giúp cho người dân tại hai xã ở phía Bắc đảo Phú Quốc, đủ điện sử dụng. Dự án này sẽ giúp Phú Quốc giải quyết tốt tình trạng rác thải tràn lan gây ô nhiễm môi trường. Tiến sĩ Phạm Khánh Toàn (Viện Năng lượng, Bộ Công nghiệp) cũng khẳng định: Việc phát triển các nhà máy điện dựa trên nguồn năng lượng sinh khối được xem là giải pháp hữu hiệu trong tương lai vì vừa giảm được sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu than, dầu, vừa giảm được tổn thất chuyển tải, phân phối điện. Tại ĐBSCL khả thi nhất là nên áp dụng mô hình sản xuất điện từ rác thải nông nghiệp.

Cần Thơ đang chuẩn bị tiến hành xây dựng nhà máy điện sử dụng nguyên liệu trấu công suất từ 2,5 đến 3 MW (sử dụng 60 tấn trấu/ngày). Tỉnh An Giang cũng dự tính xây dựng một nhà máy điện tương tự. Theo các chuyên gia nước ngoài, chỉ cần vài tỉ đồng đã có thể sở hữu một nhà máy điện công suất nhỏ.

(Nguồn: TTXVN)

Công trình thí điểm nguồn điện chạy bằng khí rác thải tại Malayxia


Mới đây, Maylayxia đã đưa vào sử dụng công trình đầu tiên ở nước này về nguồn điện chạy bằng khí rác thải, tại khu rác thải Jana, gần thủ đô Kuala Lumpur. Trạm phát điện đã thu hút nhiều sự chú ý, vì đây sẽ là nguyên mẫu để triển khai những dự án tương tự tại Đông Nam Á.

Công trình được khởi công hồi đầu năm 2003, tại khu rác thải Jana, gần thủ đô Kuala Lumpur. Tháng 2 năm 2004, tức là chỉ sau đó một năm, trạm phát điện đã được đưa vào sử dụng và được đấu nối vào lưới điện, đánh dấu sự kiện lần đầu tiên ở nước này khí tác thải được sử dụng để phát điện.

Trạm công suất 2 MW này chỉ gồm hai tổ máy phát điện ở dạng công te nơ, chạy bằng khí nhưng đối với Malayxia, đây lại là bước tiến đáng kể bởi lẽ đất nước này đang nỗ lực gia tăng sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo, với việc áp dụng chính sách năm nguồn nhiên liệu. Malayxia có ngành công nghiệp dầu cọ rất phát đạt, và đây chính là tiềm năng khổng lồ để phát điện từ sinh khối. Theo ông Hua In Chan, tổng giám đốc của JD Energy Stystems Dhd, đơn vị phối hợp với Organics Ltd. (trụ sở tại Anh) cung cấp trạm phát điện này thì phát điện từ khí rác thải cũng là lĩnh vực có nhiều triển vọng.

Ông Chan nói: "Đáng tiếc là phần lớn các bãi rác thải ở Malayxia cũng như tại các vùng khác ở Đông Nam Á, lại không được quản lý hoặc kiểm soát về mặt chất khí. Theo ý kiến của chúng tôi, để lãng phí tài nguyên quý này thì thật là đáng tiếc. Nếu như các khu bãi rác được cải tạo và kiểm soát, chúng tôi có thể góp phần giúp cải thiện môi trường".

Khí mêtan tạo ra từ các bãi rác thải là một loại khí nhà kính, tiềm năng gây hiện tượng ấm lên toàn cầu của mêtan lớn hơn 21 lần so với khí CO2. Do vậy, để mặc cho mêtan thoát ra ngoài khí quyển sẽ gây hậu quả về môi trường, hơn nữa nếu như không được kiểm soát tốt, khí này cũng có thể dẫn tới nguy cơ hoả hoạn và ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.

Xin hỗ trợ

Với cơ sở lý luận đó, lại hiểu rõ tiềm năng phát điện từ khí bãi rác thải, JD Energy từ nhiều năm nay đã vận động các cấp chính quyền, hội đồng nhân dân, và công ty điện lực quốc gia TNB của Malayxia xúc tiến tuyên truyền về các hệ thống phát điện bằng khí rác thải.

Ông Chan giải thích: "Ở Malayxia, năng lượng tái tạo vẫn còn là vấn đề rất mới, do vậy, chúng tôi tiến hành nhiều hình thức tuyên truyền như tổ chức hội thảo, triển lãm lưu động để mọi người hiểu rõ hơn. Chính phủ đã thấy rõ vấn đề khan hiếm năng lượng, sử dụng năng lượng hoá thạch gây ảnh hưởng đến môi trường, và mong muốn phát triển hơn nữa lĩnh vực năng lượng tái tạo. Chúng tôi thấy rằng có thể đóng một vai trò nào đó trong việc hướng nhu cầu thị trường, thuyết phục để các tổ chức phi Chính phủ, các cơ quan Nhà nước và các chủ đầu tư nhận thức rằng sử dụng khí từ chất thải làm nguồn năng lượng cũng đem lại lợi ích về môi trường".

Triển khai và hoàn thành dự án khu rác thải Jana là thành quả của những công sức kể trên, và như ông Chan tin tưởng, sẽ đem lại nhiều cơ hội hơn cho lĩnh vực khai thác khí bãi rác thải và ngành năng lượng tái tạo. "Dự án đầu tiên bao giờ cũng gặp nhiều khó khăn nhất, tuy nhiên chúng tôi hy vọng nó sẽ mở đầu cho sự phát triển với quy mô lớn hơn".

JD Energy là nhà phân phối của công ty GE Jenbacher tại Malayxia và cùng với công ty Organics, đã cung cấp cho dự án hai tổ máy phát điện dạng công te nơ, động cơ chạy bằng khí đốt, công suất 1048 kW. Hai công ty này liên minh với nhau bỏ thầu công trình. Chủ đầu tư là Jana Landfill Sdn Bhd (JLSB), liên doanh của hai công ty : TSPL (công ty con của TNB) và Worldwide Landfills Sdn Bhd (công ty quản lý khu bãi rác thải Jana). Tuy nhiên, phần đấu thầu chỉ bao gồm thiết bị cơ điện và giá bỏ thầu của tất cả các hồ sơ dự thầu đều cao hơn so với dự kiến của JLSB.

Khi đó Organics và JD Energy đã đề nghị với JLSB xin được thực hiện toàn bộ dự án - tức là cá nhân bể khí và phần thiết bị năng lượng - trên cơ sở chìa khoá trao tay. Đề xuất này đã được JLSB chấp nhận và hợp đồng được trao cho hai công ty này.

Đây là một quyết định đúng đắn về phía JLSB bởi lẽ, như nhận xét của TS Robert Eden, giám đốc điều hành của Organics Ltd, phần bể khí trong dự án là "một thách thức đáng chú ý". Theo ý kiến của ông Eden, khi thương thảo ban đầu thì vấn đề về nước thải không được đặt ra. "Tuy nhiên, khi nhận chỉ thị tiến hành, chúng tôi đã cho khảo sát toàn bộ thực địa, kết quả cho thấy toàn bộ khu vực bị bão hoà nước thải, đến tận mặt đất, nói đúng ra là khu vực bị ngập trong nước thải".

"Chúng tôi buộc phải cải tạo lại hoàn toàn hệ thống rút nước thải, điều này khiến chúng tôi bị chậm lại mất gần ba tháng. Chúng tôi phải tìm một nhà chế tạo và lắp đặt hệ thống càng nhanh càng tốt".

Theo ông Eden thì mức nước thải cao như vậy trong bãi rác thải không phải là chuyện lạ ở châu Á. Trước tiên đó là sự kết hợp của nhiều yếu tố, do nước mưa thấm qua các tầng rác. Hiện nay khu bãi rác Jana đang trong tình trạng căng thẳng do phải tiếp nhận toàn bộ rác thải từ Kuala Lumpur.

Mực nước ngầm cao trong bãi rác thải sẽ ngăn trở việc khai thác khí. Ông Eden nói: "Nếu ở đó có nước, bạn không thể tạo được khu vực hút xung quanh giếng. Bình thường thì cần phải có bán kính khoảng 20m xung quanh giếng, nhưng nó lại đầy nước, do đó không thể lấy khí ra được.

Tại hiện trường bãi rác thải Jana, Organics đã cho khoan tất cả là 25 giếng để lắp đặt hệ thống rút nước thải và khai thác khí. Giếng sâu 25m, bên trong có lớp lót dày 160mm. Các ống hút được thả vào trong giếng để rút nước thải ra. Càng rút ra được nhiều nước thải thì càng khai thác được nhiều khí.

Theo ông Chan thì khí tạo ra trong bãi rác còn rất tốt, hàm lượng mêtan lên tới 50 - 55%, nồng độ SH2 thấp. Khí bị ẩm nên phải được làm khô trước khi đưa vào động cơ, nhằm giảm bớt phụ tải ký sinh. Thiết bị hút ẩm bằng phương làm lạnh chạy bằng khí rác thải.

Thiết kế mềm dẻo

Là nhà thầu EPC (thiết kế, mua sắm và xây dựng), Organics và JD Energy chịu trách nhiệm công việc thiết kế và cung cấp trạm phát điện, hệ thống nhiên liệu và bộ phận cấp khí. Động cơ là các máy JGC320GS-L.L của hãng GE Jenbacher.

Động cơ được cung cấp ở dạng tổ máy lắp trong công te nơ, được thử nghiệm từ trước, bao gồm máy phát kèm động cơ, bộ phận điều khiển và bộ phận phụ trợ. Các tổ máy phát kiểu Jenbacher 3 được thiết kế để chạy bằng khí bãi rác thải. Động cơ có 20 xilanh, bố trí theo hình chữ V, đường kính xilanh 135mm, hành trình 170mm, tổng dung tích xilanh là 48,7 l. Động cơ có lắp thêm hệ thống kiểm soát khí thải LEANOx (thuộc bản quyền của Jenbacher) có khả năng duy trì mức phát thải và tình năng của động cơ trong phạm vi quy định cho dù chất lượng và thành phần khí có thể thay đổi.

Chất lượng khí thay đổi là điều không tránh khỏi đối với hệ thống phát điện dùng khí bãi rác thải, do vậy tuyến khí đốt của động cơ được thiết kế đặc biệt đáp ứng điều kiện này. Ngoài ra động cơ cũng cần được sửa đổi để vận hành hiệu quả ở Malayxia là nước có khí hậu nóng ẩm. Đặc biệt, phải hiệu chỉnh bộ nạp turbo cho phù hợp với nhiệt độ môi trường cao để công suất động cơ không bị giảm. Ông Wilfried Bergmann, giám đốc bán hàng trong khu vực của công ty GE Jenbacher giải thích: "Nếu vận hành động cơ nạp turbo ở môi trường nhiệt độ cao, công suất sẽ bị hạn chế bởi vì nhiệt độ không khí càng cao thì mật độ của nó càng thấp. Nếu mật độ không khí thấp thì bộ nạp turbo không thể nén không khí và sẽ chạy vượt tốc và trở nên kém hiệu quả. Do vậy phần vỏ và cách bố trí của bộ turbo phải được sửa đổi cho phù hợp với vùng nhiệt đới".

(Nguồn: KHCNĐ)

Máy phát điện chạy bằng... chuối


Từ đề nghị của Hiệp hội những người trồng chuối Queensland, Tiến sỹ, giảng viên trường đại học Queensland - ông Boll Clarke đã nảy ra ý định khác thường, tìm giải pháp để tận dụng một núi quả bị loại bỏ bằng cách biến chúng thành điện năng. Tiến sỹ Clarke nói: "Phía bắc Queensland, chuối được trồng rất nhiều và đây có thể là một nguồn năng lượng mới khổng lồ".

Có khoảng một phần ba lượng chuối thu hoạch ở Queensland (khoảng 20 nghìn tấn) bị loại bỏ. Họ thường để nó tự phân huỷ trên mặt đất, việc làm đó gây ô nhiễm cho đất trồng.

Tiến sỹ Clarke cho những quả chuối phân huỷ trong một bể chứa kín và sử dụng khí mê tan sinh ra từ quá trình phân huỷ để làm nhiêu liệu chạy tua bin phát điện, ông đã tiến hành ngâm, băm nhỏ, nghiền nát các quả chuối phế phẩm để tìm ra cách phân huỷ chúng có hiệu quả nhất và thêm các men để tăng tốc độ phân huỷ. Tiến sỹ Clarke nói, đến tháng hai sang năm, ông sẽ biết liệu những quả chuối có phải là nguồn năng lượng hữu hiệu hay không. Lúc đó sẽ cân nhắc để xây dựng một nhà máy phát điện bằng... chuối để cung cấp điện cho 500 hộ gia đình.

Tuy nhiên, Tiến sỹ Clarke cũng thừa nhận điểm yếu cơ bản của kỹ thuật này: một lượng chuối lớn chỉ sản xuất được một lượng điện nhỏ, ông cho biết, phải cần đến 60 kg chuối để tạo ra một lượng điện cho một thiết bị điện gia đình như một cái quạt sưởi hoạt động trong 30 giờ.

(Nguồn: KHCN)

Việt Nam đầu tư sản xuất nhiên liệu sinh học


Công ty Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ (APP) vừa trình Chính phủ đề án phát triển sử dụng nhiên liệu sinh học ở Việt Nam đến năm 2020, nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh năng lượng.

Theo đề án này, từ năm 2005-2010 công ty sẽ tiến hành pha chế, sử dụng thử nghiệm xăng /diesel pha ethanol ở quy mô 300.000-400.000 tấn /năm tại các đô thị lớn. Giai đoạn còn lại sẽ sản xuất 2,5-3 triệu tấn nhiên liệu sinh học, đáp ứng khoảng 50% xăng, diesel thiếu hụt phải nhập ngoại.

Nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học là cồn ethanol và dầu mỡ động thực vật, có nguồn gốc sinh học, không chứa các hợp chất thơm, hàm lượng lưu huỳnh thấp và không chứa chất độc hại.

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch -Đầu tư, để bảo đảm an ninh năng lượng Việt Nam phải nhập gần 8 triệu tấn xăng, diesel (chiếm 92% nhu cầu) vào năm 2005 và 6,7 triệu tấn vào năm 2010.

Theo tiến sĩ Đỗ Huy Định, Công ty Phát triển Phụ gia và Sản phẩm dầu mỏ, nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học là cồn ethanol và dầu mỡ động thực vật có nguồn gốc sinh học không chứa các hợp chất thơm, không chứa chất độc hại. Dự kiến, giai đoạn 2 sẽ bắt đầu từ 2010 đến 2020 với kế hoạch sản xuất pha chế được 2,5-3 triệu tấn, đáp ứng được 50% lượng xăng /diezen thiếu hụt phải nhập ngoại.

Năm 2003, toàn thế giới sản xuất được khoảng 40 triệu tấn cồn ethanol sinh học, trong đó trên 65% dùng để pha chế xăng. Hiện loại nhiên liệu này đã được sử dụng ở các nước Mỹ, Nhật, Trung Quốc, ấn Độ... Nhiều hãng ôtô lớn như Ford, GM, Toyota... đều khuyến cáo khách hàng nên sử dụng xăng sạch.

Trong bối cảnh tiêu thụ xăng dầu tăng trưởng tới 11% hằng năm, các chuyên gia Bộ Kế hoạch Đầu tư cho rằng việc nghiên cứu và ứng dụng nhiên liệu sinh học là rất cần thiết. Theo số liệu của Viện chiến lược Bộ Kế hoạch Đầu tư, năm 2005, VN dự kiến sử dụng khoảng 2,9 triệu tấn xăng, 5,8 triệu tấn diezen. Vì khả năng tự cung cấp hầu như bằng 0, các doanh nghiệp sẽ phải nhập khẩu gần 8 triệu tấn xăng, diezen, chiếm 92% nhu cầu.

Tổng công ty xăng dầu VN (Petrolimex) cho biết, nếu nhiên liệu sinh học thử nghiệm thành công và được người dân hưởng ứng sử dụng, doanh nghiệp này sẽ đảm nhận việc

phân phối. Một vấn đề các nhà kinh doanh lo ngại là toàn bộ cơ sở vật chất ban đầu như bể chứa, xe vận chuyển đều phải độc lập hoàn toàn với bộ máy phân phối xăng thông thường, do đó chi phí đầu tư sẽ rất lớn. "Nếu dính bùn hay nước, cồn ethanol sẽ tạo nhũ và phá huỷ xăng, do vậy bảo quản và kinh doanh mặt hàng này yêu cầu rất cao", một cán bộ kỹ thuật của Petrolimex giải thích.

Vì phát triển nhiên liệu sinh học có liên quan đến nhiều ngành kinh tế, do đó chương trình cần có chính sách ưu đãi của Nhà nước mới đầu tư được nhà máy sản xuất cồn, nhà máy pha chế nhiên liệu ở quy mô công nghiệp.

(Nguồn: CNTM)

Biến chất phế thải thành dầu lửa


1. Công nghệ của hãng Changing Wold Technologies (Mỹ) Ban giám đốc Công ty Changing World Technologies (CWT) của Mỹ cho biết, họ sẽ sớm đưa vào sử dụng một công nghệ mới cho phép biến 600 triệu tấn phế thải nông nghiệp hằng năm của Mỹ thành 4 tỷ thùng dầu thô nhẹ.

Bất cứ thứ gì cũng có thể biến thành dầu lửa

Trong khu công nghiệp của thành phố Philadelphia (Mỹ) CWT mới xây dựng một đây chuyền sản xuất công nghiệp để chuyển đổi nhiều loại phế thải thành dầu lửa. Brian Appel - tổng giám đốc CWT cho biết: "Phương pháp của chúng tôi cho phép giải quyết được vấn đề chất thải trên phạm vi toàn cầu, làm tăng trữ lượng dầu lửa thế giới và làm giảm tốc độ nóng lên của Trái đất". Vị tổng giám đốc này đã tập hợp được một nhóm các nhà nghiên cứu, cựu chính khách Mỹ và các nhà đầu tư để phát triển và thương mại hóa phương pháp phi trùng hợp nhiệt (PDT). Phương pháp này được xây dựng nhằm xử lý tất cả các loại chất thải như phân gà công nghiệp, lốp xe, chai nhựa, nước thải công nghiệp tại các cảng biển, sông, máy tính hư hỏng, rác thải gia đình, phế thải nông nghiệp, rác thải y tế bị lây nhiễm, các chất cặn bã từ công nghiệp lọc dầu, Theo Brian Appel, các chất thải đi vào một đầu của dây chuyền công nghệ PDT và đi ra đầu kia là ba loại sản phẩm, tất cả đều có giá trị và không còn khả năng gây hại môi trường: dầu hỏa chất lượng cao, gas sạch và muối khoáng tinh chất.

Khác với những phương pháp trước đây biến các chất rắn thành chất đốt hóa lỏng (như phương pháp biến tro cây ngô thành éthanol), PDT nhắm đến tất cả các chất có thành phần chủ yếu là carbon. Hiện chính quyền bang Philadelphia đang thương thảo với CWT để thành lập một dự án xử lý chất thải trên quy mô lớn theo mô hình của công ty này..

Quá trình sử lý nhanh:

Trở lại với mô hình xử lý của CWT ở Philadelphia, nguyên liệu của hệ thống tái chế chất thải thành dầu hỏa đến từ các nông trại nuôi gà công nghiệp bao gồm lông gà, xương, da, máu, mỡ và lòng gà. Một chiếc xe ben đổ trên 600kg chất thải vào một chiếc máy nghiền 350 mã lực. Chiếc máy này sẽ trộn toàn bộ số nguyên liệu này thành một mẻ nghiền có mầu nâu xám. Sau đó, mẻ nghiền này được đưa vào một bồn chứa rồi được đưa qua bộ phận rung sàng. Tại các công đoạn này, chất tổng hợp trên sẽ được sấy nóng trước khi được biến đổi và phân hủy. Khoảng hai giờ sau, một chiếc van được mở cho chảy ra một loại chất lỏng mầu mật đường. Đó có thể gọi là dầu hỏa, một chất tương ứng của hỗn hợp nửa dầu fioul và nửa xăng".

Chuyển hoá các chất thải chứa carbon và hydro thành dầu hỏa và khí gas là một quá trình tồn tại từ lâu trong thiên nhiên. Dầu thô trong lòng đất hiện nay xuất phát từ các loại xác động vật và thực vật đơn bào bị vùi dưới đáy các đại dương. Trải qua nhiều triệu năm, chúng được phân hóa trước khi bị nghiền bởi sự di chuyển của các mảng kiến tạo. Dưới áp lực của áp suất và nhiệt độ, các chuỗi polymère và phân tử chứa carbon ở trong các xác động, thực vật phân hủy thành hydrocarbure dầu hỏa chuỗi ngắn. Tuy nhiên, để có thể làm được điều đó, Trái đất đã phải lặng lẽ làm việc trong suốt hàng triệu năm vì nhiệt độ và những thay đổi áp suất dưới lòng đất rất thất thường. Trong khi những chiếc máy biến rác thải thành dầu hỏa của CWT sẽ làm tăng nhanh quá trình hình thành dầu lửa bằng cách làm tăng nhiệt độ và áp suất tới mức nó có thể làm phân hủy các mối liên kết phân tử dài của các chất dùng làm nguyên liệu chế biến dầu hỏa.

10 USD/thùng dầu trong 10 năm nữa

Trước đây đã có rất nhiều nhà khoa học cố gắng thử nghiên cứu biến các chất rắn hữu cơ thành chất đốt hóa lỏng bằng cách sử dụng lại các chất thải. Tuy nhiên tất cả đều thất bại. Trong phần lớn các phương pháp trên, vấn đề nằm ở chỗ các nhà khoa học chỉ tìm cách tiến hành việc tái chế trong một giai đoạn duy nhất - nung nóng nguyên liệu chế biến để loại bỏ nước; đồng thời phân hóa các phân tử. Chính quá trình này làm hao tốn nhiều năng lượng mà vẫn không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ các chất độc hại vẫn tồn đọng lại bên trong các thành phẩm, trong khi phương pháp PDT cho phép tiết kiệm được 85% năng lượng bỏ ra để tái chế các chất làm nguyên vật liệu phức tạp như phân gà công nghiệp . Năng suất tái chế còn cao hơn đối với các chất liệu khô như nhựa chẳng hạn. Như vậy việc giảm được năng lượng trong sản xuất có nghĩa là giảm được giá thành phẩm. Brian Appel tiết lộ "sau nhiều lần thử nghiệm tại Philadelphia, chúng tôi tính được giá thành phẩm của một thùng dầu tái chế từ chất thải. Những thùng dầu đầu tiên được bán ra thị trường sản xuất từ phương pháp PDT chỉ với giá 15 USD/ thùng. Từ nay tới 3 hoặc 5 năm nữa, giá sẽ chỉ còn 10 USD/thùng".

Công nghệ của hãng CWT có thể chuyển hoá các loại chất thải thành dầu:

- Từ 100 kg vỏ chai nhựa các loại có thể thu được 70 kg dầu

- Từ 100 kg chất thải hữu cơ có thể thu được 20 kg dầu và đôi khi nhiều hơn

- Từ 100 chất thải gia đình thông thường có thể thu 20 kg dầu

- Từ 100 kg lốp ô tô thải có thể thu 44 kg dầu

- Từ 100 kg chất thải bệnh viên có thể thu 65 kg dầu

Dự án xây dựng các nhà máy tái chế dầu hỏa từ phân gà và các loại phân chuồng khác tại Alabama, từ phế phẩm nông nghiệp và mỡ động vật tại Nevada của CWT đã nhận được 12 triệu USD tiền tài trợ từ phía chính phủ Mỹ. Theo Brian Appel, thế hệ các nhà máy tái chế dầu hỏa theo phương pháp PDT trên sẽ đi vào hoạt động ngay từ đầu năm 2005

2. Công nghệ chế biến dầu hoả từ phân lợn

Đây là công nghệ mới, khác hẳn công nghệ của hãng CWT được các nhà khoa học tại Trường Đại học Illinois ở Urbana-Champaign (Mỹ) nghiên cứu thành công, nó đã chuyển hoá một lượng nhỏ phân lợn thành dầu hỏa. Ở đây họ đã sử dụng phương pháp chuyển đổi nhiệt hóa học - tức là sử dụng nhiệt và hóa chất để bẻ gẫy các vật liệu hydrocarbon trong phế thải của lợn thành những cấu tử nhỏ hơn như methane, CO2, nước và sản phẩm phụ là dầu hỏa.

Sau chuyển hóa, các nhà nghiên cứu lấy dầu thô và gia chế thêm, thu được loại dầu tinh luyện cho hiệu quả tỏa nhiệt tương đương với dầu diesel. "Quá trình xử lý này khác xa so với hầu hết các quá trình chuyển đổi hóa nhiệt truyền thống. Nó không cần đến chất xúc tác, cũng không yêu cầu phải làm khô nguyên liệu ban đầu..

Mỗi mẻ chuyển đổi mất khoảng 5 phút, và quá trình thu hồi năng lượng rất hiệu quả. Cứ mỗi phần năng lượng tiêu hao, ta sẽ nhận được 3 phần năng lượng thành phẩm.

Theo công nghệ này, chất thải của một con lợn trong suốt cuộc đời nó có thể tạo ra tới 80 lít dầu thô. Một trang trại trung bình xuất chuồng 10.000 con mỗi năm có thể sản xuất được 795.000 lít dầu thô trong cùng khoảng thời gian đó.

Nếu 50% số trang trại nuôi lợn ở Mỹ áp dụng công nghệ này, chúng ta có thể giảm được lượng dầu thô nhập khẩu trị giá 1,5 tỷ USD mỗi năm, Và thu nhập của chủ trại sẽ tăng lên, với khoảng 10-15 USD trên mỗi đầu lợn".

Tuy nhiên dự án vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Hiện cứ 2 lít phân có thể chuyển thành 0,26 lít dầu. Quá trình chuyển đổi này có thể giải quyết được tình trạng ô nhiễm và hôi thối ở các nông trại, nơi các nông dân phải tốn khá nhiều tiền để loại bỏ chất thải. Ngoài ra, loại dầu này còn có thể thay thế cho dầu hỏa.

(Nguồn: ND)

Sản xuất điện từ cặn dầu ô-liu


Trong nhiều thế kỷ, các dãy đồ vùng Andalucia cung cấp ô-liu và dầu ô-liu cho các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ ở Tây Ban Nha. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, người trồng ô-liu đã tìm thấy một thị trường mới cho nông phẩm của họ: ngành điện.

Biến vấn đề thành giải pháp

Trải khắp cực Nam của Tây Ban Nha, Andalucia là nơi có nhà máy điện ô-liu đầu tiên trên thế giới. Vào năm 1995, một nhà máy điện tại thành phố Palenciana trở thành công ty tiên phong sử dụng dầu thải ô-liu làm nguồn năng lượng tái sinh. Nhà máy này biến cặn dầu ô-liu thành nhiên liệu sinh học (biomass) - một loại nhiên liệu được tạo ra từ chất thải động vật và nguyên liệu thực vật chẳng hạn như gỗ và cành cây. Cặn dầu sau đó được đốt để tạo điện năng cũng như nhiệt. Nhà máy ở Palenciana hiện sản xuất đủ điện thương phẩm xanh cho 27.000 hộ gia đình. Kể từ đó, đã có thêm bốn nhà máy mới đi vào hoạt động trong vùng.

Jose Santamaria là một trong những nhà sản xuất năng lượng xanh tiên phong. Gia đình ông sản xuất và cung cấp dầu ô-liu khắp thành phố Lucena, gần Seville, trong nhiều thế hệ. Tuy nhiên, cách đây bốn năm, ông bắt đầu cung cấp ô-liu cho các nhà máy điện. Ông nói: `'Đối với chúng tôi, dường như đây là giải pháp lý tưởng. Chúng tôi luôn bế tắc trong việc giải quyết cặn dầu từ quy trình sản xuất. Cặn dầu đó có thể làm ô nhiễm đất cũng như hệ thống nước ngầm. Bằng cách sử dụng nó để sản xuất điện xanh, chúng tôi đã biến một vấn đề môi trường thành một giải pháp môi trường''.

Santamaria bắt đầu sản xuất điện cùng với dầu vào năm 2000. Ông thành lập một nhà máy điện quy mô nhỏ, cung cấp điện cho 3.500 hộ gia đình ở Lucena. Giờ đây, nhà máy đang được mở rộng để tận dụng dầu thải ô-liu từ các trang trại lân cận. Một nhà máy liên hợp vừa sản xuất dầu, vừa sản xuất điện đang được xây dựng giữa vùng đồi trồng ô-liu của gia đình Santamaria. Các xe tải nối đuôi nhau đổ ôliu vào một bồn chứa. Sau đó, ô-liu được ép để lấy dầu. Trong một toà nhà thứ hai, cặn dầu và bã ôliu được sấy khô để làm nhiên liệu sinh học. Santamaria nói: `'Chúng tôi đang thu thập nhiên liệu sinh học và xây dựng nhà máy điện nơi nó sẽ được đốt để sản xuất điện năng''.

Nhà máy điện sẽ đi vào hoạt động trong tháng 12 tới. Santamaria hy vọng sản xuất đủ điện để cung cấp cho mọi hộ gia đình ở Lucena (chừng 50.000 người). Là một người hoạt bát ở độ tuổi 30, Santamaria tự coi bản thân là thương gia môi trường. Ông nói: `'Chúng tôi chỉ mới bắt đầu hoà vốn vì số tiền mà các công ty điện trả cho mỗi một kilowatt từ nhiên liệu sinh học không cao''. Nói cách khác, điện mà ông sản xuất được các công ty điện địa phương mua lại. Ông nghĩ rằng nhiều nhà sản xuất dầu ô-liu trong vùng sẽ làm tương tự nếu nhận được nhiều ưu đãi về tài chính.

Lợi ích của nhiên liệu sinh học (biomass)

Tận dụng cặn dầu và vỏ ô-liu mang lại nhiều lợi ích về môi trường hơn so với việc vứt bỏ chúng. Heikki Willstedt, chuyên gia năng lượng và thay đổi khí hậu thuộc Quỹ Quốc tế Vì Thiên nhiên (WWF), cho biết: `'Lợi thế lớn của nhiên liệu sinh học đối với các nguồn năng lượng tái sinh khác, chẳng hạn như gió và mặt trời, là có thể dự trữ và sử dụng nó khi cần. Điều đó có nghĩa là nó có thể cung cấp một nguồn điện ổn định''. Nhiên liệu sinh học là loại nhiên liệu không làm tăng lượng CO2 trong khí quyển. Do vậy, sản xuất điện từ dầu ô-liu là công nghệ có giá trị, giúp giảm lượng khí phát thải và ngăn chặn sự ấm hoá toàn cầu.

Nhiều người tin rằng, sau gió, nhiên liệu sinh học là nguồn năng lượng tái sinh lớn nhất mà con người có thể khai thác trên quy mô lớn. Theo báo cáo từ Hiệp hội Nhiên liệu Sinh học châu Âu, 15% sản lượng điện tại các nước OECD, đủ để cung cấp cho 100 hộ, có thể tới từ nguồn biomass vào năm 2020. So với các nhà máy điện truyền thống, nhà máy sản xuất điện bằng nhiên liệu biomass có thể giảm lượng CO2 phát thải chừng 1.000 triệu tấn mõi năm - tương đương với lượng khí thải hàng năm của Canada và Italia cộng lại.

Với việc các nước công nghiệp hiện đang cố thực hiện cam kết giảm lượng khí CO2, những con số trên quả là sự khích lệ lớn để thúc đẩy nhiên liệu sinh học cùng với các nguồn năng lượng tái sinh khác. Chẳng hạn như Tây Ban Nha đã đồng ý tới năm 2012, lượng khí phát thải chỉ tăng 15% so với mức của năm 1990 vào năm 2012 theo Nghị định thư Kyoto. Tuy nhiên, lượng CO2 phát thải của quốc gia này đã tăng 40% kể từ năm 1990.

Còn nhiều trở ngại

Tuy nhiên, ngành nhiên liệu sinh học vẫn kém phát triển tại hầu hết các quốc gia phát triển. Nó cung cấp chỉ 3% tổng sản lượng điện tiêu thụ của Tây Ban Nha trong khi con số này chỉ là 1% ở hầu hết các nước đang phát triển

Nguyên nhân chính là do thiếu sự ủng hộ của chính phủ. Chẳng hạn mặc dù các nhà sản xuất điện sinh học ở Tây Ban Nha nhận được một khoản lợi nhỏ ngoài giá điện thông thường song nó không đủ cao để hấp dẫn các nhà đầu tư. Tuy nhiên, ngành này không phải là thiếu người ủng hộ. Enrique Belloso Perez, giám đốc Cơ quan Năng lượng tại Seville, muốn thúc đẩy nhiên liệu sinh học cùng với các nguồn năng lượng tái sinh khác như gió và mặt trời. Tuy nhiên, ông thừa nhận luật của Tây Ban Nha về năng lượng tái sinh hiện nay không đủ để mở rộng việc sử dụng nhiên liệu sinh học.

Perez nói: `'Chúng tôi cần một đạo luật mới, hấp dẫn hơn về tài chính. Nó sẽ trợ cấp nhiều hơn cho các nhà sản xuất. Nếu không, tôi sợ rằng sẽ không có thêm nhà máy điện sinh học mới được xây dựng ở Andalucia hay ở Tây Ban Nha''. Willstedt cũng nhất trí: `'Nhiên liệu sinh học đóng vai trò lớn trong việc cung cấp năng lượng cho tương lai. Công nghệ đã có song trở ngại là chính trị và thương mại''. Mặc dù gặp phải những khó khăn trên song nhiên liệu sinh học đã có sự khởi đầu đáng chú ý tại Andalucia - vùng đứng đầu thế giới về công nghệ gió và mặt trời. Các nhà máy điện sử dụng ô-liu tại Andalucia hiện sản xuất đủ điện cho khoảng 130.000 hộ gia đình trong khi về tổng thể nhiên liệu sinh học chỉ cung cấp 5% tổng điện năng tiêu thụ trong vùng.

Và việc xây dựng nhà máy điện chạy bằng dầu ô-liu của Santamaria vẫn tiếp tục. Ông nói: `'Đương nhiên, chúng tôi xây dựng nó để kiếm lợi. Tuy nhiên, chúng tôi biết rằng chúng tôi đang giải quyết một vấn đề nghiêm trọng hiện nay. Chúng tôi cảm thấy hạnh phúc vì vừa kiếm được tiền, vừa bảo vệ môi trường''.

(Nguồn: VnExpress)

Friday, August 19, 2005

Renewable biological systems for alternative sustainable energy production













Table of Contents


Edited by
Kazuhisa Miyamoto
Osaka University
Osaka, Japan

FAO - Food and Agriculture Organization of the United Nations

The designations employed and the presentation of material in this publication do not imply the expression of any opinion whatsoever on the part of the Food and Agriculture Organization of the United Nations concerning the legal status of any country, territory, city or area or of its authorities, or concerning the delimitation of its frontiers or boundaries.

M-09
ISBN 92-5-104059-1

All rights reserved. No part of this publication may be reproduced, stored in a retrieval system, or transmitted in any form or by any means, electronic, mechanical, photocopying or otherwise, without the prior permission of the copyright owner. Applications for such permission, with a statement of the purpose and extent of the reproduction, should be addressed to the Director, Information Division, Food and Agriculture Organization of the United Nations, Viale delle Terme di Caracalla, 00100 Rome, Italy.

© FAO 1997

This electronic document has been scanned using optical character recognition (OCR) software and careful manual recorrection. Even if the quality of digitalisation is high, the FAO declines all responsibility for any discrepancies that may exist between the present document and its original printed version.


Table of Contents


Acknowledgments

Contributors

Foreword

Summary

Chapter 1 - Biological energy production

1.1 Energy and environmental issues
1.2 Photosynthesis and biomass

1.2.1 Photosynthetic efficiency
1.2.2 Biomass wastes and their conversion
1.2.3 Fuel production via microalgal CO2 fixation

1.3 General problems
References

Chapter 2 - Energy conversion by photosynthetic organisms

2.1 Photosynthetic capture of solar energy

2.1.1 Solar energy
2.1.2 Why is biotechnology now applied to energy technology?

2.2 Photosynthesis mechanisms

2.2.1 Plant photosynthesis
2.2.2 Bacterial photosynthesis

2.3 Hydrogen production through solar energy conversions

2.3.1 Cyanobacterial hydrogen production (plant-type photosynthesis)
2.3.2 Bacterial hydrogen production (bacterial-type photosynthesis)
2.3.3 Use of photosynthesized proteins in photoelectric conversion elements

References

Chapter 3 - Production of fuel alcohol from cellulosic biomass

3.1 Introduction

3.2 Cellulase production

3.2.1 Cellulase
3.2.2 Screening of cellulase-producing microorganisms
3.2.3 Strain improvement for cellulase production

3.2.3.1 Development of a process for high-titer cellulase production
3.2.3.2 Cellulase production at low cost
3.2.3.3 Potential for mass production of cellulase

3.3 Saccharification of cellulosic waste materials

3.3.1 Pre-treatment of cellulosic waste
3.3.2 Saccharification of cellulosic waste

3.3.2.1 Saccharification
3.3.2.2 Recovery and re-use of cellulase
3.3.2.3 Sugar concentration using reverse osmosis

3.4 Use of immobilized yeast cells in alcohol fermentation's

3.4.1 Preparation of immobilized yeast cells
3.4.2 Continuous plant operation using immobilized yeast cells
3.4.3 Fermentation processes used in ethanol production
3.4.4 Flash fermentation using immobilized yeast cells

3.5 Alcohol production using an integrated pilot plant

3.5.1 Outline
3.5.2 Pre-treatment of cellulosic biomass
3.5.3 Cellulase production
3.5.4 Saccharification of biomass
3.5.5 Enzyme recovery from biomass
3.5.6 Concentration of sugar solutions
3.5.7 Alcohol fermentation
3.5.8 Alcohol recovery

3.6 Feasibility study

3.7 Conclusion

References

Chapter 4 - Methane production

4.1 Microbial consortia and biological aspects of methane fermentation

4.1.1 Hydrolysis and acidogenesis
4.1.2 Acetogenesis and dehydrogenation
4.1.3 Methanogenesis

4.2 Molecular biology of methanogens

4.2.1 Genetic markers
4.2.2 Molecular cloning of methanogenic genes
4.2.3 Genetic transformations

4.3 Developments in bioreactor technology

4.3.1 Upflow anaerobic sludge blanket (UASB)
4.3.2 Upflow anaerobic filter process (UAFP)
4.3.3 Anaerobic fluidized-bed reactor (AFBR)
4.3.4 Two-phase methane fermentation processes

References

Chapter 5 - Hydrogen production

5.1 Introduction
5.2 Biophotolysis of water by microalgae and cyanobacteria

5.2.1 Hydrogenase-dependent hydrogen production
5.2.2 Nitrogenase-dependent hydrogen production

5.3 Hydrogen from organic compounds

5.3.1 Hydrogen production by photosynthetic bacteria
5.3.2 Combined photosynthetic and anaerobic and bacterial hydrogen production

5.4 Enhancement of hydrogen-producing capabilities through genetic engineering
5.5 Research and development on biological hydrogen production
5.6 Future prospects
References

Chapter 6 - Oil production

6.1 Oil substitutes from biomass
6.2 Microalgae as biological sources of lipids and hydrocarbons
6.3 Thermochemical liquefaction of microalgae

6.3.1 Liquid fuels from microalgal biomass
6.3.2 Cultivation of microalgae
6.3.3 Liquefaction of microalgae

6.4 Algal hydrogenation
6.5 Future prospects
References

Chapter 7 - The future of renewable biological energy systems

7.1 Introduction
7.2 Biomass production potential and efficiencies
7.3 Fuel alcohol production from biomass
7.4 Methane fermentations
7.5 Fuels derived from microalgae
7.6 Conclusions
References

FAO technical papers