Năng lượng sinh khối

Thursday, June 30, 2005

Nhiên liệu từ rơm và vỏ chuối


Xe của các lãnh đạo G8 dùng nhiên liệu từ rơm

Xe sử dụng hỗn hợp xăng và ethanol

TT - Khi các lãnh đạo của những nước công nghiệp lớn nhất thế giới (G8) gặp nhau vào tuần tới ở Scotland, họ sẽ đi trên những chiếc xe chạy bằng nhiên liệu ethanol làm từ rơm như bằng chứng cho quyết tâm chống lại sự thay đổi của khí hậu trái đất.

Những chiếc xe này sẽ được tiếp nhiên liệu hỗn hợp gồm 95% xăng và 5% ethanol, một tỉ lệ giúp giảm 5 gram CO2/km.

Công ty Iogen đặt tại Ottawa (Canada) sử dụng các enzyme để sản xuất ethanol từ rơm và các loại rác thải nông nghiệp khác (ethanol thông thường được làm từ bắp hay mía và được sử dụng rộng rãi tại Mỹ, Canada và Brazil).

Công ty này cho biết ethanol giúp giảm 90% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với xăng và là biện pháp tốt để giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu nhập khẩu.

Ý tưởng sử dụng nhiên liệu hỗn hợp cho xe hơi này đã gây sự chú ý đối với các công ty dầu khí lớn. Hãng Shell đã đầu tư 49 triệu USD vào Công ty Iogen trong khi Petro-Canada chi thêm 20 triệu USD.

Hiện công ty tư nhân này đang tìm nguồn đầu tư 325 triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất ethanol qui mô lớn tiêu thụ 700.000 tấn rơm và rác thải nông nghiệp mỗi năm để cho ra 220 triệu lít ethanol.

Các nghiên cứu của Chính phủ Mỹ cho biết nhiên liệu từ cỏ và rác thải nông nghiệp một ngày nào đó sẽ có thể thay thế 30-50% xăng dầu tại Mỹ.

S.N. (Theo Reuters)

Làm nhiên liệu từ... vỏ chuối

TT - Các nhà nghiên cứu Úc khám phá vỏ chuối có thể dùng để tạo ra thứ thay thế nhiên liệu. Tony Heidrich, người phát ngôn của Hội Những người trồng chuối Úc, cho biết các nhà nghiên cứu đã tìm được cách ủ cho chất thải của chuối lên men để thu khí từ đó phát sinh ra.

Ông nói cứ ba trái chuối thì một trái không đủ tiêu chuẩn đưa ra thị trường và do đó có thể được dùng cung cấp cho một nhà máy sản xuất nhiên liệu dự kiến xây dựng tại phía bắc Queensland, một khu vực sản xuất chuối quan trọng tại Úc.

Theo cuộc nghiên cứu, một nhà máy có khả năng chế biến 6.000 tấn chất thải/năm có thể tạo ra năng lượng tương đương 222.000 lít dầu diesel.

Q.HƯƠNG (Theo Xinhuanet)

Monday, June 20, 2005

Con tàu đầu tiên chạy bằng khí sinh học


03:30' 20/06/2005 (GMT+7)

Con tàu đầu tiên trên thế giới chạy bằng khí sinh học (biogas) - nguồn năng lượng tái sinh từ chất thải hữu cơ - sẽ được giới thiệu đầu tuần tới tại Thuỵ Điển.

Soạn: AM 448591 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Một con tàu của Fiat.

Con tàu sẽ nối thành phố Linkoeping, miền Nam Thuỵ Điển, với thành phố Vaestervik cách xa 80km, và chỉ có một toa đơn nhất 54 ghế. Carl Lilliehoeoek, Giám đốc công ty Svensk Biogas sở hữu con tàu, cho biết đây là con tàu đầu tiên trên thế giới chạy bằng khí sinh học. Nó là phiên bản cải tiến của tàu Fiat cũ kỹ với hai động cơ diesel được thay thế bằng hai động cơ khí của hãng Volvo. Động cơ khí sẽ giúp tàu thân thiện hơn với môi trường vì việc đốt khí sinh học làm giảm lượng khí thải nhà kính.

Khí sinh học được tạo ra từ thực vật và chất thải động vật. Chúng được trộn với nước trong một chiếc thùng. Ngay khi chất thải phân rã, một loại khí hình thành. Có thể chứa và sử dụng khí đó làm nhiên liệu. Con tàu được trang bị 11 bình khí, đủ để chạy 600km với vận tốc 130km/giờ trước khi cần nạp nhiên liệu. Chi phí chế tạo con tàu này là 1,3 triệu đôla và nó sẽ chính thức hoạt động vào tháng 9 tới.

Ngoài con tàu trên, Thuỵ Điển, quốc gia 9 triệu dân, hiện có 779 xe buýt chạy bằng khí sinh học và hơn 4.500 xe hơi chạy bằng hỗn hợp xăng-khí sinh học hoặc xăng-khí tự nhiên. Mục tiêu của nước này trong năm 2005 là thay thế 3% nhiên liệu hoá thạch bằng năng lượng tái sinh- mục tiêu tham vọng nhất trong số các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu.

Theo Lars Guldbrand, chuyên gia năng lượng thuộc Bộ Môi trường Thuỵ Điển, dầu mỏ này càng đắt đỏ và khan hiếm, do vậy con người cần tìm các nguồn năng lượng khác. Ngoài lợi ích về môi trường, khí sinh học có thêm lợi thế là nguồn cung cấp không phụ thuộc vào nhập khẩu, có thể sản xuất trong nước. Mặc dù các con tàu điện được coi là không ô nhiễm song năng lượng mà chúng sử dụng thì lại không sạch. Mọi phương pháp sản xuất điện hiện nay đều có vấn đề. Đốt nhiên liệu hoá thạch là thủ phạm chính gây ô nhiêm. Thuỷ điện phá huỷ hệ sinh thái trong khi điện gió và điện mặt trời lại phụ thuộc vào thời tiết.

  • Minh Sơn (Theo AFP)

Sunday, June 19, 2005

Thái Lan: Đẩy mạnh sản xuất dầu diesel sinh học


14:15' 19/06/2005 (GMT+7)

Ngày 18/6, phát biểu trên Đài phát thanh quốc gia, Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra khẳng định, Chính phủ khuyến khích việc xây dựng các nhà máy sản xuất dầu diesel sinh học cỡ nhỏ tại các cộng đồng địa phương trong phạm vi toàn quốc.

Quả cây cọ dầu, một nguồn sản xuất nhiên liệu sinh học (Ảnh từ trang web nước ngoài)

Sau khi kiểm tra công tác nghiên cứu và phát triển tại Cục Phát triển năng lượng thay thế thuộc Bộ Năng lượng, Thủ tướng Thái Lan cho biết nếu trộn dầu diesel sinh học vào dầu diesel với tỷ lệ 5% có thể tạo ra một loại dầu gọi là dầu diesel sinh học B5 mà chất lượng vẫn không đổi. Dầu diesel sinh học này sẽ không gây bất cứ tác hại nào đối với động cơ ô-tô trong khi giá thành mỗi lít rẻ hơn so với dầu diesel thông thường khoảng 0,5 baht (khoảng 200 đồng Việt Nam).

Thủ tướng Thái Lan cho biết, việc phát triển nguồn năng lượng này không những giúp cho những người sử dụng động cơ tiết kiệm chi phí mà còn giúp tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu dầu của đất nước. Ông nhấn mạnh, Chính phủ ủng hộ việc sử dụng dầu diesel sinh học tại nhiều khu vực và sẽ xây dựng các nhà máy sản xuất dầu sinh học tại những cộng đồng dân cư tiêu thụ nhiều dầu.

Cây cọ dầu

Trước đó, Cục Phát triển năng lượng thay thế Thái Lan đã ký thỏa thuận với Ngân hàng Quân đội Thái Lan (TMB) tiến hành nghiên cứu khả thi việc đầu tư khoảng 7,5 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất diesel sinh học tại tỉnh Krabi, miền nam Thái Lan. Khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ cho sản lượng khoảng 100.000 lít dầu/ ngày. Theo Bộ trưởng Năng lượng Thái Lan Viset Choopiban, đây là nhà máy đầu tiên trong số ba nhà máy sản xuất dầu diesel sinh học được xây dựng trong năm nay và sẽ là hình mẫu cho việc xây dựng các nhà máy tương tự.

Nhằm tránh tác động xấu của giá dầu đến nền kinh tế đất nước, Chính phủ Thái Lan lên kế hoạch phát triển nguồn năng lượng thay thế, trong đó có việc sử dụng nhiên liệu sinh học song song với các loại nhiên liệu hiện nay. Kế hoạch này tập trung việc phát triển nhiên liệu sinh học từ các loài thực vật, trong đó có cây cọ dầu, theo đó dành khoảng 725 triệu USD xây dựng 85 nhà máy sản xuất dầu diesel sinh học vào năm 2012.

  • Theo Nhân dân

Monday, June 06, 2005

Nhà máy điện chạy bằng...cỏ


(6/2/2005 2:32:52 PM)

Cỏ voi
Nước Anh đã thực hiện một cuộc canh tân trong lãnh vực sản xuất năng lượng bằng cách xây dựng nhà máy điện đầu tiên hoạt động bằng cỏ trong năm nay. Nhưng không phải bất cứ loại cỏ nào cũng được.

Nhà máy điện này sẽ đốt cháy cây cỏ chè vè (miscanthus), còn gọi là cỏ voi do có kích thước lớn. Loại cỏ này tương tự như cây mía, có thể mọc cao đến 3 m.

Việc xây dựng nhà máy ở vùng Staffordshire, miền Trung nước Anh, sẽ tốn khoảng 9,4 triệu euro. Theo công ty Eccleshall Biomass phụ trách dự án này, lượng CO2 thải ra sẽ không vượt quá lượng hấp thu bởi cây cỏ trong quá trình tăng trưởng. So với nhà máy điện cổ điển, nhà máy này sẽ tiết kiệm được 1 tấn CO2 thải ra trong một giờ. Các nhà nông ở Stafforshire đã bắt đầu trồng cỏ chè vè từ năm 2004 cho dự án này.

Việc đa dạng hóa các nguồn năng lượng nằm trong kế hoạch của Thủ tướng Anh Tony Blair nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Theo Đài TH Tp. HCM

Friday, June 03, 2005

Thực vật - 'dầu hỏa' kiểu mới cho xe hơi



Dầu diesel chạy xe của bạn tương lai có thể được khai thác từ thực vật chứ không phải từ các giếng dầu. Triển vọng này có được là nhờ phát minh mới đây của các nhà hoá học, biến thân cây thành hydrocarbon hữu ích.

Đốt gỗ thường được xem là giải pháp thân thiện với môi trường hơn đốt dầu. Mặc dù CO2 mà chúng tạo ra là một khí nhà kính, góp phần làm trái đất nóng lên, song về lý thuyết chúng có thể được thực vật hấp thu lại trong những năm sau đó.

Cách dễ nhất để thu năng lượng từ thực vật là đốt chúng, và chuyển nhiệt thành điện năng. Cách này tuy tốt đối với các nhà máy điện cố định, song lại quá dở đối với xe di động. Còn các xe chạy điện phải được nạp điện thường xuyên, điều đó khiến chúng không phù hợp để chạy đường dài.

Ý tưởng tốt hơn là chuyển hoá thân cây thành một thứ nhiên liệu mà xe có thể dùng trực tiếp. Công nghệ này từng được áp dụng với các axit béo trong dầu thực vật. Song thành phần này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ của cây, do vậy hiệu quả thực tiễn không cao. Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách sản xuất nhiên liệu từ carbonhydrate - vật chất tạo nên 75% khối lượng khô của thực vật, cho hiệu quả sử dụng cao hơn nhiều.

James Dumesic, tác giả - một nhà hoá học từ Đại học Wisconsin, Madison (Mỹ) và cộng sự cho biết, dầu sản xuất từ thực vật giống như dầu diesel truyền thống, vì thế nó có thể được bán qua kênh phân phối hiện hành. Nó trở nên dễ sử dụng hơn các loại nhiên liệu sạch khác, chẳng hạn hydro, vì hydro cần có hệ thống bơm và trữ liệu hoàn toàn khác.

Carbonhydrates từng được xem là một nguồn nhiên liệu đắt đỏ. Chẳng hạn glucose có thể được lên men thành ethanol và bổ sung vào dầu hoả. Song quá trình này rất kém hiệu quả, chủ yếu do phải tốn năng lượng để đun sôi nhằm tách ethanol khỏi nước ở cuối giai đoạn lên men.

Nhóm của Dumesic cho rằng có thể tránh quá trình tiêu hao năng lượng này nếu carbonhydrate được chuyển trực tiếp thành các hydrocarbon mạch dài - thành phần của dầu diesel. Vì dầu và nước không trộn với nhau, nên phần hydrocarbon đó sẽ nổi lên mặt, nơi chúng dễ dàng được hút ra.

Đầu tiên, các nhà hoá học sử dụng chất xúc tác platinum để buộc carbonhydrate (chứa 5 hoặc 6 nguyên tử carbon) phản ứng với khí hydro. Tiếp đó, chất xúc tác nền magie sẽ gắn các phân tử này với nhau, tạo ra mạch carbon dài hơn trước khi hình thành dầu diesel. Thêm hydro áp lực cao, và loại bỏ những nguyên tử ôxy còn sót lại, vật liệu thu được chính là dầu thành phẩm.

Nếu quá trình này có thể thu gọn lại, nó hoàn toàn có thể đánh bại việc sản xuất ethanol thương mại hiện nay, Dumesic nói.

Thách thức tiếp theo là tìm ra cách để chiết xuất được tất cả carbonhydrate quan trọng khỏi thực vật. Hiện tại, nhóm nghiên cứu sử dụng carbonhydrate nguyên chất trong những thử nghiệm, và theo Dumesic, thực vật có thể phải được sơ chế qua những quy trình khắc nghiệt nhằm loại bỏ những hoá chất không mong muốn, trước khi có được carbonhydrate.

T. An (theo Nature)

Dầu diesel từ thành phần thực vật
10:40' 07/06/2005 (GMT+7)

Các nhà khoa học Mỹ vừa tìm ra phương pháp mới chế tạo chất lỏng tương tự dầu diesel từ thành phần thực vật...

Quy trình chế tạo chất lỏng tương tự dầu diesel từ thành phần thực vật

Trong bài viết trên tạp chí Journal Science, giáo sư James Steenbock Dumesic trường đại học Wisconsin Madison, Hoa Kỳ (UW-Madison) và các đồng nghiệp đã công bố chi tiết bốn giai đoạn xúc tác phản ứng mà hạt ngũ cốc và các nguyên liệu nguồn gốc chứa nhiều carbonhydrate có thể được biến đổi sang dạng chất lỏng hóa học alkanes không chứa lưu huỳnh tạo nên chất phụ gia lý tưởng cho phương tiện vận chuyển chạy dầu diesel. Cùng nghiên cứu có cả các kỹ sư hóa học và các sinh viên tốt nghiệp ngành sinh vật học. Theo kỹ sư Huber, đây là một quá trình rất hiệu quả. Nhiên liệu sản xuất được chứa 90% năng lượng có trong nguồn nguyên liệu chứa carbonhydrate và hydro.

Trong phương pháp chế tạo trên, lượng chất lỏng alkalne cần có tự động được tách ra khỏi nước mà không cần phải đun hay chưng cất. Kết quả, chất dầu diesel từ thực vật này có thể cung cấp cho ta nguồn năng lượng gấp đôi nguồn năng lượng cần thiết để tạo ra nó... Lợi điểm nữa của phương pháp trên là có thể sử dụng nguồn nguyên liệu rộng rãi tử thực vật.

Kỹ sư Huber nói, chi phí cung cấp nhiên liệu sinh học hiện nay có thể bằng hoặc rẻ hơn chi phí dự trữ nhiên liệu xăng dầu. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng chỉ kết luận một cách khiêm tốn: "Đây là bước đầu cho thấy một cách sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu sinh học".

Trong thực tế, từ những thành tựu trong phòng thí nghiệm để đi đến ứng dụng vào cuộc sống một cách hiệu quả, còn là cả một bước dài...

  • Thục Đoan (Tổng hợp từ Nhân Dân và Journal Science)